Nằm trong chuỗi hoạt động trải nghiệm của cuộc thi Hoa hậu áo dài Việt Nam 2022, các thí sinh đã có chuyến đi đến bản Trình Tường, thôn Bắc Cương, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh.
Chuỗi hoạt động trải nghiệm tiến đến chung kết của cuộc thi khi thực hiện đề án “Mang nước về vùng xa Tiên Yên- Quảng Ninh”, các thí sinh của cuộc thi Hoa hậu áo dài đã thật sự có những kỷ niệm và những kiến thức quan trọng góp phần tôn vinh hình ảnh tà áo dài không chỉ ở trong mà còn vang danh ở nước ngoài.
![]() |
Đến với Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới, có vị trí quan trọng, chiến lược về quân sự và quốc phòng. Khu dân cư Trình Tường được hình thành theo dự án xây dựng 2 khu kinh tế – quốc phòng trên tuyến biên giới Đông Bắc của Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 327, Quân khu Ba. Vùng dự án gồm 9 xã và 1 phường thuộc các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái với 118,8km biên giới trên bộ và 13,2km biên giới biển.
Đến với Trình Tường – Bình Liêu vào những ngày giữa năm, khi cuộc thi Hoa hậu áo dài đã vượt qua vòng sơ loại, tiến đến vòng chung khảo của cuộc thi. Với hành trình thiện nguyện của mình, những thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi đã có chuyến đi trải nghiệm và ghi hình thực tế khi tới địa điểm địa đầu của tổ quốc. Và ở đây, các người đẹp đã được nghe những câu chuyện giữ đất, giữ người – những trăn trở với những khó khăn, vất vả của đồng bào nhưng vẫn lấp lánh niềm tin của những chiến sĩ ở Lâm trường 156 (Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 327, Quân khu 3).
![]() |
Theo con đường bê tông quanh co gần 10km từ trung tâm xã Hoành Mô, chúng tôi được Thiếu tá Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Lâm trường 156, đưa tới khu dân cư Trình Tường. Trên đường đi, anh say sưa kể cho các thí sinh của cuộc thi Hoa hậu áo dài Việt Nam 2022 nghe câu chuyện về hành trình nỗ lực, gian khổ của đơn vị từ những năm 2001 để hình thành khu dân cư như bây giờ.
Trình Tường vốn là một vùng rừng núi hoang vu, đèo heo hút gió, toàn sim mua, dứa dại, hoạ hoằn lắm mới có người qua lại. Lâm trường được thành lập năm 2001. Từ đó đến nay, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã không quản nắng mưa bạt núi, san đường, xây dựng nhà ở, xây đập tích nước, trồng rừng, sau đó vận động một số hộ đồng bào dân tộc đang sinh sống khó khăn trên các triền núi cao tới đây định cư.
![]() |
Chia sẻ những khó khăn vất vả của người dân nơi đây với các thí sinh, Thiếu tá Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Lâm trường 156 cho biết Trình Tường hiện có 13 hộ gia đình với trên 70 nhân khẩu là người dân tộc Dao, trên địa bàn có 2 cột mốc biên giới quốc gia. Ở nơi này, người dân vẫn chưa có nước sạch mà chủ yếu vẫn dùng nước từ “mó” – mạch nước ngầm chảy từ trong núi ra mang về để sử dụng. “Điện ở đây chúng tôi mới nối tới cho người dân và chúng tôi cũng đã vận động người dân đưa trẻ em đến trường học, lưu giữ nước ở “mó” cho người dân sử dụng làm nước sinh hoạt. Người dân không phải vất vả vào sâu trong núi để đưa nước về nữa. Khắc phục là thế nhưng vẫn còn những khó khăn khi mỗi lần lũ quét hay mưa lớn là bản làng bị ngập lụt. Trường học chỉ 2 lớp cơ bản cho con em những người dân tộc ở đây, nhiều gia đình họ vẫn ở trong những ngôi nhà bằng đất sét nên còn khó khăn bội phần. Cũng mong có những cơ sở vật chất tốt hơn giúp bà con cải tạo đất, khắc phục khó khăn…” – anh Hoàng trăn trở.
Được tận mắt nhìn những em bé chỉ mới 6-7 tuổi nhưng phải theo cha mẹ làm nương, bê đất để đắp đường đi, gánh nước, trông em… nhiều thí sinh tại cuộc thi Hoa hậu áo dài đã không khỏi ngậm ngùi.
Thí sinh Lê Khắc Anna, SBD – là một thí sinh nhỏ tuổi nhất của cuộc thi, sinh năm 2004 cho biết: “Bản thân em sinh ra là con của thành phố Đà Nẵng – một thành phố lớn, được tiếp xúc với những cơ sở vật chất hiện đại nên đây là lần đầu tiên em đặt chân tới nơi đây. Bình Liêu – em có được nghe qua trên ti vi và báo đài nhưng khi được tận mắt chứng kiến những khó khăn, vất vả của người dân mình nơi này với bao nhiêu thiếu thốn, thiệt thòi, em không khỏi bật khóc. Thậm chí bản thân em còn không nghĩ rằng mình sẽ chuẩn bị kịp mọi thứ để đặt chân được đến vùng đất này như dự kiến. Ngày hôm nay đứng trước những khó khăn khi chứng kiến người dân không có nước sạch để dùng, không có những chiếc ti vi hay chiếc đài nhỏ để nghe thì cảm xúc của Anna thật sự khó tả! Cảm ơn cuộc thi Hoa hậu áo dài đã giúp Anna đi đến được nhiều nơi, để Anna biết được rằng mình phải cố gắng thật nhiều hơn nữa, để có thể giúp đỡ nhiều người hơn nữa”.
Để tạo thêm phần ý nghĩa cho hành trình thực tế thì các thí sinh của cuộc thi đều khẳng định sẽ quay lại Trình Tường một lần nữa để giúp các chiến sĩ lâm trường 156 và những người dân nơi đây. Các thí sinh đều mong muốn xây dựng nguồn nước sạch, xây dựng trường học thì mỗi giếng nước sẽ trồng một cây cam, mận, đào, mơ xen canh. Bởi lẽ, tại vùng đất, thổ nhưỡng khí hậu nơi này vốn khô cằn, cam, mận, mơ, đào được xem là loại cây vô cùng quý hiếm.
Thí sinh Lương Yến Ly – SBD 156 cho biết cô luôn cảm thấy biết ơn vì BTC cuộc thi Hoa hậu áo dài đã đưa các thí sinh đến nơi đây, một trong những địa điểm đầu tiên của đất nước ở vùng Đông Bắc. Để cho “Hoa hậu áo dài Việt Nam” không chỉ đơn giản là một danh xưng, đó còn là trọng trách, là sứ mệnh.
Bên cạnh đó, khu vực nước sạch cũng sẽ được treo bảng của các thí sinh Hoa hậu áo dài – hoa hậu nhân ái tặng như một cách để ghi dấu hình ảnh người đẹp Việt tại vùng đất xa xôi này. Những người ngày đêm bám đất, giữ đất và làm cho đất nở hoa ở đây xứng đáng được tôn vinh là những “cột mốc sống” trên biên cương vùng Đông Bắc.
Có thể thấy, hành trình thiện nguyện lần này của các thí sinh Hoa hậu áo dài Việt Nam không đơn thuần là để thực hiện nhiệm vụ hay trách nhiệm của một Hoa hậu mà còn xuất phát từ tình cảm, lòng yêu thương. Qua đó các người đẹp còn mang cả hình ảnh, các giá trị tốt đẹp của người Việt ra thế giới. Đó là một hành động rất đáng tự hào và cần lan tỏa nhiều hơn thế nữa.
Tập 1 truyền hình thực tế Hoa hậu áo dài Việt Nam 2022: Hành trình thiện nguyện:
1 phản hồi
Good day! I just want to give you a big thumbs up for your excellent information you have here on this post. I am coming back to your web site for more soon.